Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ?



Hơn 20 năm phát triển, Java hiện đang là một trong những hệ thống phần mềm & ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong thế giới hiện đại. Hiện tại, có rất nhiều người đang theo dõi và học Java. Vậy, bạn biết khái niệm về Java không? Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình “Java là gì ?” Hoặc bạn có tò mò về việc “Java hoạt động như thế nào ?” ; “Java có phải là nguồn mở hay không ?” v.v.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 1

Còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến Java đó. Nhân tiện đây, ở trong khuôn khổ chính của bài viết này, Tải Phần Mềm Nhanh sẽ đề cập chủ đề xoay quanh về Java. Nếu các bạn đang bắt đầu học Java, bạn đang tìm hiểu khái niệm về nó, cũng như cách thức hoạt động của hệ thống phần mềm này thì hãy dành vài phút để tham khảo hết bài viết của mình ở bên dưới đây nha.

Giới thiệu và Khái niệm về Java

CHÚ Ý: Toàn bộ nội dung của bài viết này đều được tổng hợp và thực hiện lại bởi Xuân Min, thành viên của website TaiPhanMemNhanh.Com – Tiếp theo, mình sẽ giải thích cụ thể hơn tới các bạn đọc về Khái niệm ngôn ngữ lập trình Java, đồng thời chia sẻ tới bạn cách thức hoạt động của loại ngôn ngữ lập trình hiện đại này. Xin mời các bạn theo dõi thông tin cụ thể hơn ở những mục sau.

1. JAVA LÀ GÌ?

Java – Phiên âm trong tiếng Việt được đọc là “Gia-va”. Đây là một ngôn ngữ lập trình bậc cao được phát triển bởi Sun Microsystems, do James Gosling khởi xướng và phát hành vào năm 1995 như là một thành phần cốt lõi của nền tảng Java của Sun Microsystems (Java 1.0 [J2SE]).

Ngôn ngữ lập trình Java có thể chạy trên rất nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau, phổ biến nhất vẫn là nền tảng hệ điều hành Windows, Mac, Linux, và các phiên bản khác nhau của UNIX, …

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 2

Ngoài cái tên Java ra, còn có một cái tên khác là JavaScript.

Tuy Java & JavaScript nghe có vẻ có liên quan đến nhau, nhưng chúng là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, không hề có một điểm chung nào cả.

Cho dù cả hai ngôn ngữ này đều được tìm thấy ở những môi trường nhất định, nhưng JavaScript lại là một công cụ hoàn toàn khác, thường được sử dụng để tăng tính tương tác trong một trình duyệt web. Thế nên các bạn đừng để bị nhầm lẫn giữa 2 loại ngôn ngữ lập trình này nhé.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 3

Mình chỉ giới thiệu một chút về Java thế thôi, còn lại nếu những bạn nào đang muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình này thì có thể tìm hiểu thêm ở những bài viết có liên quan.

2. JAVA ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?

Ngôn ngữ lập trình Java thường được sử dụng để đề cập đến nền tảng java, đây là một bộ công cụ cho phép người dùng phát triển các ứng dụng đa nền tảng một cách dễ dàng. Vì là một loại ngôn ngữ lập trình đa dụng, cho nên java thường được sử dụng để phát triển các chương trình cho nền tảng này.

Điểm khiến Java khác biệt với những công nghệ khác là mã viết trên Java, nó có thể chạy bất cứ hệ thống nào mà máy ảo Java (JVM) hoạt động được. Trong đó, khái niệm “Viết một lần, chạy nhiều nơi” được sử dụng như một câu khẩu hiệu để thể hiện tính năng đa nền tảng của Java.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 4

Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng, có cú pháp tương tự như C++ . Khác xa hoàn toàn so với một số ngôn ngữ trước, giờ đây chương trình Java luôn được thiết kế theo một cách mới mẻ, chuyên nghiệp hơn để hướng tới một số đối tượng nhất định.

Tuy ngôn ngữ Java & Máy ảo Java (máy chạy mã java) được thiết kế khá chặt chẽ, nhưng đây lại là hai bộ phận hoàn toàn riêng biệt. Và mã từ các ngôn ngữ khác được thiết kế đặc biệt cho máy ảo Java như Scala hoặc Groovy cũng có thể chạy trên loại máy này.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 5

3. JAVA ĐƯỢC ỨNG DỤNG, SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NÀO ?

Chúng ta có thể tìm thấy Java ở nhiều nơi như: nguồn mở Linux, các trang website thương mại điện tử, ứng dụng Android, ứng dụng khoa học, ứng dụng tài chính, hệ thống giao dịch điện tử, trò chơi, thiết bị di động, điện tử, ứng dụng trên máy tính như Eclipse, Netbeans, IntelliJ, … Tất cả những lĩnh vực mình vừa liệt kê ra đều sử dụng ngôn ngữ lập trình Java với một loạt các thư viện bổ sung đặc biệt làm cơ sở cho các ứng dụng di động được xây dựng trên nền tảng của nó.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 6

? Ứng dụng khoa học: Ngôn ngữ lập trình Java thường được sử dụng mặc định cho các phần mềm, ứng dụng khoa học. Nó bao gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Và lý do chính mà các ứng dụng khoa học sử dụng loại ngôn ngữ này đó chính là vì Java an toàn hơn, portable, duy trì và đi kèm với những công cụ cấp cao tương đương C++ hay những ngôn ngữ lập trình khác.

? Ứng dụng Web: Trong lĩnh vực Thương mại điện tử & Ứng dụng Web, Java cũng chiếm được một phần lớn ở lĩnh vực này. Có rất nhiều dịch vụ RESTfull được tạo bằng cách sử dụng Spring MVC, Struts 2.0 và những framework tương tự.

Đặc biệt hơn nữa, ở những dự án khác nhau của chính phủ, những ứng dụng web đơn giản như Servlet, JSP và Struts cũng rất phổ biến. Ngày nay, có rất nhiều cơ quan chính phủ, y tế, bảo hiểm, giáo dục, quốc phòng và những bộ phận khác có ứng dụng web được xây dựng bằng Java.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 7

? Ứng dụng Android: Nếu bạn muốn nhìn thấy một sản phẩm được tạo ra từ Java thì thật đơn giản, hãy mở điện thoại Android lên và bất kỳ ứng dụng nào bạn nhìn thấy cũng chính là một sản phẩm như vậy, được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 8

Android API của Google, tương tự như JDK. Với sự phát triển của Android ngày nay, hầu hết lập trình viên Java đều là những người viết app cho Android. Android sử dụng JVM và cách đóng gói khác nhau, nhưng code thì vẫn được viết bằng Java.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 9

? Công cụ phần mềm: Nhiều phần mềm hữu ích và công cụ phát triển được viết và triển khai trong Java, ví dụ như Eclipse, InetelliJ Idea và Netbans IDE. Rất nhiều phần mềm trên máy tính để bàn cũng được viết bằng Java.

? Công nghệ Big Data: Hadoop và các công nghệ dữ liệu lớn khác cũng đang sử dụng Java theo cách này hay cách khác. Apache của Java dựa trên HBase và Accumulo (mã nguồn mở) và ElasticSearch cũng vậy.

Tuy Java không phải kẻ thống trị trong lĩnh vực này, vì có những công nghệ như MongoDB được viết bằng C ++, nhưng Java có tiềm năng để đạt được thị phần ngày càng tăng nếu Hadoop hoặc ElasticSearch lớn mạnh.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 10

? Những ứng dụng máy chủ dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Trong ngành dịch vụ tài chính Java chiếm một vị trí khá lớn. Hiện có nhiều ngân hàng đầu tư toàn cầu như Barclays, Standard Charted, Goldman Sachs, Citigroup, … và các ngân hàng khác đều sử dụng Java để viết hệ thống giao dịch điện tử front office và back office.

Viết hệ thống giải quyết và xác nhận, dự án xử lý dữ liệu,… Java chủ yếu được sử dụng để viết ứng dụng cho máy chủ, không có front end, nhận dữ liệu từ một máy chủ khác, xử lý nó và gửi đến một tiến trình tiếp theo.

4. JAVA CÓ PHẢI LÀ NGUỒN MỞ HAY KHÔNG ?

Quá trình cấp phép sử dụng Java là một câu chuyện rất dài và phức tạp. Nhưng hiện nay, hầu hết các thành phần chủ yếu của Java đều là nguồn mở và những thành phần yêu cầu giấy phép mở hiện đã được thay thế.

Java là gì ? Java có phải là nguồn mở hay không ? + Hình 11

Có thể các bạn chưa biết, SUN – Một nhà phát triển Java đầu tiên, đã đặt phần lớn thành phần của Java dưới Giấy phép công cụ GNU vào năm 2006. Những dự án như IcedTea cũng đã được tiến hành giúp lấp đầy khoảng trống do không có giấy phép mở của bộ công cụ cho người phát triển ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Java.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể chạy ứng dụng Java mà không cần sử dụng bất cứ mã độc quyền nào.

Vậy nên, có thể kết luận Java là một nguồn mở.

LỜI KẾT

Trên đây mình đã chia sẻ tới các bạn đọc khái niệm về Java, cũng như chia sẻ tới các bạn đọc những thông tin liên quan đến việc sử dụng Java trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ, điện tử, ứng dụng game, … Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc hết nội dung của bài viết này. Cá nhân mình hy vọng với một chút thông tin ở trên sẽ hữu ích với bạn, và bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn sau khi tìm hiểu về JAVA.

Mong rằng bạn đọc sẽ ấn nút LIKE & SHARE bài này để nhiều người khác cùng biết đến!

Tải Phần Mềm Nhanh – Chúc các bạn thực hiện thành công!