Chơi game, đặc biệt là khi phá đảo game, thông thường thì các game thủ sẽ nhận được một trong hai cái kết đó là Kết thúc có hậu & Kết thúc không có hậu. Nhưng những điều này giờ đã không còn quan trọng nữa, điều quan trọng nhất mà những nhà phát triển game đang quan tâm nhất là làm thế nào để tạo ra một cái kết gây chí mạng cao tới cảm xúc của game thủ, khiến cho họ bất ngờ, hoặc là ‘sốc tận óc’ để từ đó tựa game này sẽ hằn sau vào tâm trí người chơi.
Và nhân tiện đây, ở trong khuôn khổ chính của bài viết lần này, chủ đề chính mà mình muốn đề cập đến đó chính là ‘Top 10 tựa game có cái kết khiến game thủ sốc đến tận óc’. Nếu bạn đang tò mò xem đó là những tựa game nào thì hãy dành vài phút để tham khảo hết nội dung của bài này nha.
Advertisements
Giới thiệu và Top 10 tựa game có cái kết khiến game thủ sốc đến tận óc
CHÚ Ý: Toàn bộ nội dung của bài này đều được tổng hợp và thực hiện lại bởi Xuân Min, thành viên chính của website taiphanmemnhanh.com – Tiếp theo, mình sẽ liệt kê ra những cái tên game có cái kết khiến người chơi game ‘đứng hình’. Xin mời các bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết hơn ở những mục sau đây.
TOP 10 THỂ LOẠI GAME CÓ CÁI KẾT KHIẾN GAME THỦ SỐC!
1. Nier: Automata – Kết thúc E: The [E]nd Of Yorha
Tất cả mọi kết thúc trong game Nier: Automata đều có thể để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng game thủ.
Tuy nhiên, cái kết ending E là trong game là một trong những điều được các game thủ nhắc đến nhiều nhất.
Người tham gia chơi Nier: Automata chỉ có thể mở khóa ending này khi đã mở khóa được ending C và D trong các lượt chơi trước có nghĩa là người chơi đã phải trải qua tất cả các kết cục bi thảm với 2B, 9S, A2 và toàn bộ Yorha.
Chơi game, sẽ có rất nhiều ‘kỉ niệm khó phai’ sẽ xuất hiện lần lượt trong các lượt chơi trước sẽ trở thành sức nặng của sự lựa chọn trong lượt chơi này, khi mà người chơi đã chứng kiến nhưng không thể làm gì để né tránh. Lúc này người chơi sẽ được đặt cho một câu hỏi.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là “YES” or “NO”.
Trường hợp nếu chọn “YES”, các game thủ sẽ bị bắt chơi một mini game kiểu bullet-hell siêu khó đủ để bạn chết trong bất lực.
Còn trường hợp nếu “NO” – Nghĩa là “chết” thì các game thủ sẽ có quyền nhận sự giúp đỡ của một người chơi đã từng chiến thắng để giúp game dễ thở hơn nhiều.
Cuối cùng, sau khi chiến thắng mini game và biết được rằng tất cả mọi chuyện là để tạo ra hy vọng cho một tương lai khác tốt đẹp hơn, người chơi sẽ lại được cho một sự lựa chọn nữa. Một là được lưu game và chơi như bình thường, hoặc hy sinh tệp save game của mình để giúp người chơi khác trong trận chiến cuối cùng. Quyết định này là vĩnh viễn và không thể thay đổi.
2. Inside – Cuộc đào tẩu
Inside là một thể loại game giải đố hay, nhưng nếu chỉ có vậy thì nó cũng đã không nổi tiếng và được game thủ mang ra bàn luận nhiều như vậy.
Game này thu hút người chơi là từ khi mở đầu vào game, bạn sẽ đồng hành với một cậu bé không tên, vượt qua nhiều thử thách và luồn lách qua những ngóc ngách trong một cơ sở thí nghiệm khoa học.
Chuyện kỳ lạ là cậu bé sẽ gặp nhiều nhà khoa học nhưng không một ai thèm ngăn cản cậu bé tiến lại gần một khu vực bí ẩn, nơi có Huddle – một khối thịt to lớn, kỳ quái và có tay chân con người nhô ra từ khắp mọi nơi mà cậu bé sẽ gặp lúc gần cuối game. Ngay khi gặp gỡ, khối thịt đã nhanh chóng hấp thụ cậu bé trong sự bất lực của người chơi. Mọi chuyện từ đây sẽ trở nên kỳ quái.
Người tham gia chơi game sẽ có quyền điều khiển khối thịt Huddle kia sau khi nó đã hấp thụ cậu bé, với mục đích là thoát khỏi trung tâm thí nghiệm. Sau khi vượt qua nhiều thử thách nữa thì cuối cùng Huddle cũng thoát được ra bên ngoài, những bức tường, cổng, hàng rào, sắt thép bị thay thế bởi cây cối cùng những ngọn đồi và Huddle dừng lại bên bờ biển có thảm cỏ xanh ngập tràn ánh nắng.
Có nhiều giả thuyết của người chơi đã được đặt ra về tựa game này. Giả thuyết được đồng tình nhiều nhất là Huddle đã điều khiển cậu bé (người chơi) ngay từ đầu để có giải thoát cho nó. Điều này cũng giải thích vì sau cậu bé luôn tự đặt mình vào nguy hiểm trong suốt tựa game.
3. Cái kết tung đồng xu – Zero Time Dilemma
Phần thứ ba trong series Zero Escape đã đi ngược hoàn toàn so với mô típ của chính dòng game này ngay từ lúc mở màn.
Việc ‘giải thoát’ là hoàn toàn khả thi, cụ thể là bạn có tỷ lệ 50-50 để trốn thoát ngay trong đoạn cắt cảnh (cutscene) đầu tiên.
Game thủ sẽ có lúc có thể cảm thấy nghi ngờ khi Zero xuất hiện và cho nhân vật chính sự lựa chọn. Lý do là vì tại sao chúng ta lại phải tin một người thừa nhận là đã bắt cóc mình cơ chứ?
Sau khi thuyết giảng về việc cuộc sống này quá bất công thì Zero đã tung đồng xu với 2 mặt: đỏ và xanh dương. Sau khi dùng chân giẫm lên đồng xu thì nhân vật Carlos phải quyết định xem mặt ngửa lên là mặt nào.
Trường hợp nếu Carlos (tức là người chơi) đoán sai thì nhóm nhân vật chính sẽ phải tham gia vào một trò chơi mà trong đó, ít nhất 6 người trong nhóm sẽ phải chết.
Còn nếu đoán đúng thì nhóm người này sẽ bị tẩy não và được thả tự do. Nếu người chơi chọn màu đỏ thì đây sẽ là đáp án đúng, nhưng trong lúc bạn thở phào nhẹ nhõm thì ngay sau đó sẽ thấy khó hiểu bởi vì Zero lại biết giữ lời hứa của mình.
Các nhân vật chính đều được thả tự do, nhưng nó chả giải quyết được gì cả và game chỉ đơn thuần là … kết thúc mà thôi.
4. Sự thật giả dối – Danganronpa V3
Theo một số nguồn tin ban đầu thì phần Danganronpa này sẽ không dính líu gì đến những phần trước, và nó sẽ là một game tách biệt hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình chơi game thì bạn sẽ phát hiện ra một sự thật rằng tất cả chỉ là giả dối mà thôi.
Mặc dù phần này không có Junko Enoshima làm nhân vật phản diện, nhưng nhân vật phản diện Tsumugi trong phần này lại được thiết kế với hình ảnh và hành vi y như Junko Enoshima vậy. T
Cái kết khiến game thủ ‘đứng hình’ chính là việc tiết lộ rằng mọi thứ trong series Danganronpa chỉ là hư cấu mà thôi.
Ngoài ra, Game thiết lập ra một hạn chế rằng Tsumugi chỉ có thể cosplay thành các nhân vật hư cấu từ chương đầu tiên của V3.
Vì thế cho nên trong lần chạm trán cuối cùng, khi cô ta thay đổi diện mạo thì đây là bằng chứng cho thấy tất cả những gì mà người chơi lẫn nhân vật chính trong game đã trải qua đều là sự giả dối. Để trả thù, những nhân vật còn sống sót đã tiết lộ sự thật về Danganronpa trước khi phá hủy học viện.
5. Bioshock: Infinite – Booker chết đuối
Việc Bioshock Infinite cho người chơi game vào vai nhân vật chính Booker DeWitt với góc nhìn thứ nhất càng khiến cho cái kết game trở nên đau lòng hơn gấp bội phần.
Cả game thủ lẫn nhân vật chính đều phải chứng kiến hình ảnh của Elizabeth khi Booker đang từ từ chết đuối.
Mặc dù bối cảnh Columbia trong game tuy nhìn rất hào nhoáng nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã, khi mà cái chết lẫn bạo lực đều đang chực chờ phía sau vẻ bề ngoài đầy tráng lệ kia. Ngay cả khi Booker và Elizabeth tìm được một phút giây yên bình thì quãng thời gian hạnh phúc này cũng nhanh chóng tan biến trong chớp mắt.
Khi cốt truyện được mở ra và cơ chế đằng sau những lỗ hổng không gian và thời gian được hé lộ thì đây cũng là lúc chúng ta biết được rằng ‘happy ending’ là một điều bất khả thi.
Cứ cho là sau khoảng thời gian dài gắn bó với những nhân vật này thì game thủ vẫn nuôi hy vọng cái kết đẹp, dù nó có mong manh đến mức nào đi chăng nữa. Vả lại, Booker và Elizabeth cũng đã gắn bó với nhau tới tận bây giờ rồi mà.
Người chơi game sẽ nhận ra rằng Columbia chỉ có kết cục tốt đẹp khi Booker hi sinh mà thôi.
Trong nhiều dòng thời gian khác nhau thì Booker đã chấp nhận một lễ rửa tội cho những hành động sai trái trước đây của mình, và sau đó được tái sinh với cái tên Zachary Comstock – cũng chính là nhân vật phản diện trong game. Do đó, Booker phải hi sinh thì Comstock mới không xuất hiện.
Tuy nhiên, trong lúc Booker của dòng thời gian này chọn cái chết thì chưa chắc Booker của những dòng thời gian khác sẽ làm y như thế. Cho nên cả người chơi lẫn nhân vật trong game đều không biết được rằng liệu sự hi sinh này có công cốc hay không.
6. Shadow Of The Colossus – Wander bị phản bội
Chiến đấu với những kẻ địch sừng sỏ, cao to để hồi sinh ‘người thương’ nghe có vẻ là một kế hoạch rất hợp tình hợp lý, nhưng có một sự thật phũ phàng là mọi hành động đều có hậu quả của nó đó mọi người ạ.
Đối với nhân vật chính Wander trong game thì anh ta chỉ nhận ra điều này sau khi giết chết … 16 con ‘quái thú’ Colossi khổng lồ, và hầu như chẳng có con nào hứng thú trong chuyện tấn công Wander cả.
Thay vì chỉ tập trung hoàn toàn vào yếu tố chặt chém hành động, game buộc người chơi phải tấn công vào các điểm yếu của những Colossi này để gây sát thương. Việc làm này khiến cả Wander lẫn người chơi phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, đồng thời phải gánh vác sức nặng đó xuyên suốt hành trình.
Trước khi bắt đầu nhiệm vụ hồi sinh người yêu Mono, Dormin – nhân vật phản diện trong game – đã có cảnh báo rằng việc giết 16 con Colossi kia có thể sẽ khiến Wander phải trả giá đắt.
Vì tin rằng Dormin có khả năng hồi sinh Mono nên Wander đã chấp nhận leo lên lưng ngựa để truy sát 16 con Colossi kia, giúp Dormin phục hồi sức mạnh.
Nhưng việc giết những con Colossi kia thôi vẫn chưa xong. Wander đã phải hi sinh cả con chiến mã của mình, bị Dormin nhập vào cơ thể, và thậm chí còn bị đâm bởi những chiến binh canh giữ vùng đất nữa.
Sau sự kiện này thì Mono mới tỉnh dậy và phát hiện có một em bé mọc sừng, nhìn có vẻ như là Wander phiên bản được đầu thai. Theo lý thuyết mà nói thì Wander đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhưng tiếc là anh ta không thể kể lại câu chuyện đầy gian truân này cho Mono nghe được nữa.
7. Braid – Vị anh hùng lại chính là con quái vật
Braid cũng là một s khá nổi tiếng và là một cột mốc quan trọng trong cộng đồng game indie.
Trò chơi này thuộc s – giải đố, game thủ sẽ điều khiển Tim đi giải cứu công chúa bị quái vật bắt cóc. Trong game có cơ chế thay đổi thời gian rất độc đáo hỗ trợ Tim trong cuộc hành trình này.
Nhưng sự thật thì Tim không phải là một người anh hùng hay một vị cứu tinh gì cả. Người chơi chỉ bị nhà làm game khiến cho nghĩ rằng Tim là một người như vậy dựa vào những tình tiết trước đó và yếu tố thao túng thời gian, cũng như là kinh nghiệm đã ‘kinh’ qua nhiều game thuộc thể loại giải cứu công chúa trước đó của game thủ.
Trong màn cuối, tất cả mọi thứ (trừ Tim) đều bị tua ngược lại, cho thấy cảnh công chúa cùng với Tim đang chạy thoát khỏi một hiệp sĩ. Nhưng đến khi thời gian đi đúng chiều của nó thì bạn sẽ thấy thực chất công chúa đang chạy trốn khỏi Tim, vì Tim chính là con quái vật, trong khi hiệp sĩ kia mới chính là anh hùng.
Việc game thủ bị NPH Game lừa rằng Tim là một vị cứu tinh đang trên đường tìm cứu công chúa cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì nhà làm game đã cố tình khiến cho game thủ nhìn nhận tất cả sự việc đang diễn ra thông qua con mắt của Tim, từ đó hợp thức hóa hình tượng người anh hùng đội lốt quỷ dữ này.
8. The Legend Of Zelda: Majora’s Mask – Mặt trăng đâm vào Termina
Mặt trăng sẽ đâm vào vùng đất Termina trong vòng 3 ngày và chỉ khi có một phép màu nào đó (hoặc là nhân vật chính Link) xảy ra thì mới có thể cứu vãn được tình hình này. Câu văn mà bạn vừa đọc chính là thực tế nghiệt ngã mang tính cấp bách mà thế giới trong phần game Majora’s Mask đang gặp phải.
Dừng như các cư dân của vùng đất Termina đã chấp nhận sự thật cay đắng này như một kết cục bi thảm không thể tránh khỏi thì vẫn có những cư dân can đảm cố gắng tận dụng tối đa những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời họ.
Có thể nói với thời gian chỉ có 3 ngày là một con số quá ít ỏi đối với những game thủ mới chơi, họ không thể nào hoàn thành kịp các biện pháp phòng vệ cần thiết để cứu vùng đất Termina.
Chính vì thế nên khi 3 ngày chuẩn bị trôi qua, game thủ ắt hẳn sẽ nghĩ rằng một là game sẽ kết thúc nhẹ nhàng với dòng chữ Game Over hoặc hai là game sẽ cung cấp thêm thời gian để bạn có thể hoàn thành những gì còn dang dở.
Nhưng không, game sẽ cho bạn xem một đoạn cutscene cho thấy cảnh mặt trăng với một gương mặt xấu xí đâm thẳng xuống đất và xóa sổ mọi thứ giống như cảnh báo ban đầu của game.
9. The Walking Dead Season 1 – Cái chết của Lee
Ở một thế giới đang phải chịu đựng cảnh diệt vong của thảm họa zombie thì nói thật chúng ta cũng chẳng hy vọng gì một cái kết cục tốt đẹp sẽ xảy ra, nói chung là đã có chuẩn bị tinh thần trước.
Nhưng mà sự chuẩn bị đó cũng chẳng thấm vào đâu với so sự đau lòng khi bạn cuối cùng mới nhận ra rằng, những sự lựa chọn của bản thân trong trò chơi đã ảnh hưởng xấu tới số phận của nhân vật, hoặc thậm chí là cho dù bạn có chau chút tùng sự lựa chọn cũng không thể cứu vớt được số phận của một số nhân vật.
Và nhân vật Lee trong The Walking Dead chính là một ví dụ điển hình.
Lee từng là một cựu thầy giáo từng nhận án tù do dính dáng tới những hành vi bạo lực. Nhưng Lee hoàn toàn đủ khả năng, kiến thức và sức mạnh để bảo vệ và dẫn dắt cô bé Clementine trên con đường tìm lại cha mẹ của mình.
Như mình đã nói từ trước, dù cho bạn có ‘trau chuốt’ trong từng sự lựa chọn đi chăng nữa thì bạn cũng không thể ngăn chặn một sự thật đó là Lee sẽ bị zombie cắn trúng. Ngoài ra thì game cũng tiết lộ luôn rằng cha mẹ của cô bé Clementine cũng đã bị zombie cắn phải và trở thành những xác sống lang thang.
Phân cảnh tiếp theo sau khi Lee bị cắn đó là người chơi sẽ tiếp tục đưa ra lựa chọn, tuy nhiên thì Lee sẽ không phải là người thực hiện mà chính là cô bé Clementine.
Liệu bạn sẽ chọn để cô bé bắn Lee trước khi anh ta biến thành một con zombie khát máu hay bạn sẽ lựa chọn chạy ra khỏi nơi đó càng xa càng tốt. Nhưng cho dù bạn có chọn phương án nào đi nữa thì đây vẫn là một sự lựa chọn quá sức đối với một cô bé gái.
10. Silent Hill 2 – Con chó Shiba
Có 2 cách để game thủ có thể mở khóa được kết thúc con chó Shiba trong phiên bản game Silent Hill 2.
Cách thứ nhất: Là người chơi phải phá đảo được game 3 lần với 3 kết thúc khác nhau là The Leave, In Water và Maria.
Cách thứ hai: Là người chơi chỉ cần phá đảo game đúng 1 lần nhưng lần đó phải đạt được kết thúc The Rebirth.
Với việc chơi đi chơi lại nhiều lần và mở được nhiều kết thúc khác nhau như vậy sẽ giúp cho những game thủ khám phá được hết tất các địa điểm, cũng như hiểu được thêm những ẩn khúc của trò chơi.
Tuy nhiên thì sau khi bạn mở khóa được kết thúc con chó Shiba thì bạn mới vỡ lẽ ra đó là tất cả những gì bạn đã biết về Silent Hill chỉ là một cú lừa.
Khi các game thủ đã đáp ứng đủ các điều kiện tiên quyết thì một chuồng chó sẽ xuất hiện gần khu vực công viên Rosewater. Người chơi tiếp theo đó sẽ khám phá xung quanh cái chuồng để lần mò chiếc chìa khóa ‘Dog Key’ dùng để mở cửa phòng quan sát.
Tại đây, bạn sẽ phát hiện ra một chú chó Shiba dễ thương đang cố gắng giữ thăng bằng trên một chiếc ghế, còn tay thì gõ lia lịa lên các nút bấm và cần gạt. Bên cạnh đó là một bản đồ với các biểu tượng của James và Maria được treo trên đó.
Tất cả những yếu tố trên nói lên một sự thật có sát thương gây sốc nặng đó là mọi trải nghiệm kinh hoàng mà người chơi phải trải qua từ trước đến giờ đều là do một tay Shiba làm hết.
Sau khi James phát hiện ra sự thật hãi hùng này, anh ngã gục xuống sàn. Còn con chó thì chào đón anh bằng những tiếng rên rỉ và những cái vẫy đuôi không thể vô tội hơn. Cuối cùng là đoạn credit kết thúc bằng một bản nhạc vui vẻ xen kẽ với những tiếng chó sủa.
LỜI KẾT
Trên đây là TOP 10 tựa game có cái kết khiến người chơi ngỡ ngàng, bối rối đến nỗi ‘sốc đến tận óc’ mà mình đã chia sẻ lại tới các bạn để mọi người cùng nhau tham khảo. Cảm ơn ác bạn đã dành thời gian để đọc hết bài này. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với mọi người.
Đọc xong đừng quên ấn nút LIKE & SHARE bài này để nhiều người khác cùng biết đến bạn nhé!
TẢI PHẦN MỀM NHANH – Chúc các bạn chơi game vui vẻ!