Hacker là một trong những mối đe dọa nguy hiểm lớn nhất trong cuộc sống hàng ngày, chúng có thể rình mò và xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Vậy nên, để tránh tình trạng bị hack trái phép, người dùng nên biết cách bảo mật mạng internet trước tiên.
Hôm nay, ở trong khuôn khổ chính của bài viết lần này, Tải Phần Mềm Nhanh sẽ đề cập đến chủ đề Bảo mật internet – Sai lầm mắc phải khi bảo mật internet & Cách khắc phục lỗi. Xin mời các bạn đọc dành vài phút để theo dõi nội dung cụ thể hơn ở phần sau.
Advertisements
Giới thiệu và 5 Sai lầm về bảo mật internet
CHÚ Ý: Bài viết này đều được tổng hợp và thực hiện bởi Xuân Min, thành viên chính của website Taiphanmemnhanh.com – Tiếp theo, mình sẽ chỉ ra những sai lầm trong quá trình bảo mật internet khiến các hacker dễ dàng xâm nhập vào hệ thống, đồng thời hướng dẫn các bạn cách để khắc phục sai lầm đó.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN VIỆC BẢO MẬT INTERNET KHÔNG TỐT
1. Mật khẩu bảo mật internet dễ dàng đoán ra
2. Không sử dụng một trình quản lý mật khẩu
3. Không sử dụng hệ thống xác thực hai bước
4. Không cập nhật phần mềm
5. Không đề phòng với Wifi ở những nơi công cộng
Và nhiều sai lầm khác trong quá trình bảo mật internet ở nhà bạn hoặc trên máy tính, di động khiến các hacker dễ dàng xâm nhập trái phép vào hệ thống máy.
CÁCH KHẮC PHỤC CÁC NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN BẢO MẬT INTERNET
1. Người dùng sử dụng mật khẩu Wi-Fi không đủ mạnh
Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuyên phát hiện ra nhiều người thường hay sử dụng các dạng mật khẩu bảo mật wifi, internet dễ dàng đoán ra. Cụ thể như ở một số nhà hàng, quán ăn, salon tóc, họ thường đặt password bảo mật internet là “12345678” ; “11112222” ; “88888888” ; “12341234” …
Đây cũng chính là lý do tại sao có nhiều hacker dễ dàng xâm nhập vào internet đến thế.
Do mật khẩu bảo vệ mạng internet mà bạn đang dùng quá yếu, và từ đó dẫn ra nhiều sự cố về bảo mật mạng internet, wifi.
Thế nên, cách khắc phục duy nhất, tốt nhất để tránh khỏi tình trạng bị hacker xâm nhập mạng internet trái phép là người dùng nên sử dụng loại password mạnh hơn.
Vậy nên đặt mật khẩu bảo mật internet như thế nào cho đủ mạnh ?
Rất đơn giản thôi, các bạn cần phải đặt mật khẩu bảo mật có đầy đủ các yếu tố sau đây:
+ Mật khẩu bảo mật internet phải có ít nhất 12 ký tự (trường hợp có nhiều ký tự càng tốt)
+ Mật khẩu phải bao gồm số, ký tự, chữ viết hoa xen lẫn chữ viết thường
+ Password không bao gồm một sự thay thế rõ ràng (ví dụ: nên sử dụng loại password wifi, internet là “Ph0ng” thay vì sử dụng dạng bình thường là “phong”)
+ Mật khẩu không được là một từ trong từ điển hoặc một sự kết hợp các từ trong từ điển…
? MÁCH NHỎ: Để bảo mật mạng internet, wifi nhà bạn tốt hơn, các bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ công cụ giúp bạn phân tích, đánh giác các ý tưởng về Mật khẩu. Mình sẽ đề cử cái tên: “The Password Meter” nhé, bạn đọc hãy nhấn vào đó để sử dụng nó.
2. Không sử dụng chung một trình quản lý Password
Nhiều chuyên gia bảo mật đã khuyên chúng ta nên sử dụng các loại dạng mật khẩu khác nhau cho nhiều loại tài khoản khác nhau. Như vậy, nếu một tài khoản nào đó chẳng may bị tấn công, hacker trộm mất đi thì những loại tài khoản khác sẽ an toàn, do chúng không ‘mày mò’ được mật khẩu.
Nhưng cuộc sống hiện đại ngày nay, có quá nhiều tài khoản, nhiều ứng dụng, nhiều mạng xã hội, … , nhiều người đều sử dụng, vậy nên việc ghi nhớ hết tất tần tật các loại password cho mỗi tài khoản là điều không thể nào nhớ nổi với những bạn có trí nhớ kém hay còn gọi khác là “não cá vàng”.
Theo cá nhân Xuân Min, thì có lẽ mỗi người cần tạo ra khoảng 20 đến 50 dạng mật khẩu khác nhau cho mình! Chắc hẳn các bạn biết mình đang điên rồ đúng không? Bạn biết điều này không thể nào nhớ hết được mà!
Đừng lo lắng, với sự giúp đỡ của các Trình quản lý mật khẩu sẽ giúp mọi người đơn giản hóa quá trình này. Chúng không chỉ ghi nhớ mật khẩu giúp bạn mà còn thêm một lớp bảo mật khác.
? TRÌNH QUẢN LÝ MẬT KHẨU LÀ GÌ ?
Trình quản lý mật khẩu là một chương trình tạo, lưu giữ và tổ chức tất cả các mật khẩu trên mọi thiết bị, ứng dụng lẫn mạng xã hội mà bạn đang sử dụng. Tất cả những gì còn lại mà bạn cần thực hiện đó là “GHI NHỚ MẬT KHẨU CHÍNH” để kích hoạt chính trình quản lý đó.
? MÁCH BẠN: Để ghi nhớ mật khẩu chính, mình khuyên các bạn nên ghi chúng ra một cuốn sổ bí mật.
Trường hợp bạn tạo ra một mật khẩu chính dài, khả năng bảo mật an toàn cao thì sẽ không có ai có thể truy cập vào bất cứ tài khoản nào của bạn cả.
Hiện nay có rất nhiều trình quản lý mật khẩu có sẵn, những để lựa chọn cho mình một tiện ích an toàn nhất thì thực sự hơi “khó nhằn” đó.
Bạn đọc có thể tham khảo qua một số công cụ Quản lý password tốt nhất năm 2020: Dashlane, LastPass, RoboForm, 1Password, Keeper Password Manager, Bitwarden, NordPass, Sticky Password, Enpass, True Key , v.v.
Trong tất cả các Trình quản lý mật khẩu kể trên, mình xin đề cử cái tên Keeper Password Manager – Bởi công cụ này mang lại giá trị lớn và rất nhiều tính năng bảo mật bổ sung.
3. Không dùng hệ thống xác thực bảo mật hai lớp
Chức năng bảo mật hai lớp, hai bước là một lớp bảo mật bổ sung để giữ cho tất cả các tài khoản được an toàn cao hơn, cho dù bạn đang có mật khẩu mạnh mẽ hay đơn giản.
Hệ thống này được kích hoạt khi bạn hoặc người lạ đang cố truy cập vào tài khoản của mình từ một thiết bị không rõ ràng.
Mặc định, do hệ thống không biết đó là hành động được thực hiện bởi Hacker hay chủ sở hữu tài khoản sử dụng trên một thiết bị khác bình thường nên nó sẽ cảnh báo chủ sở hữu bằng cách gửi tin nhắn SMS đến số điện thoại mặc định bạn sử dụng để nhận mã OTP (dạng mật khẩu sử dụng duy nhất 1 lần).
Mã xác nhận này có thể là 4, là 6 hay 8 con số, các bạn cần phải nhập mã này trong một khoảng thời gian ngắn như 10 – 15 để truy cập vào tài khoản của mình.
Một số tài khoản có tích hợp chức năng xác thực, bảo mật hai bước: Instagram, Facebook, Shopee, Gmail, Google, Momo, Tumblr, Zalo, iCloud, ViettelPay, … Nếu bạn đang sử dụng các tài khoản trên thì hãy kích hoạt tính năng này đi nhé.
Tuy quá trình kích hoạt khá phức tạp, hơi lằng nhằng nhưng bù lại rất đáng để thực hiện vì vấn đề bảo mật an toàn cho tài khoản của bạn.
4. Không Update – Cập nhật phần mềm
Thông thường thì các hacker tấn cộng mạng internet, wifi thường tìm ra lỗ hỗng rất nhanh chóng bằng cách sử dụng các phần mềm, phổ biến nhất có thể kể đến Windows, Chrome, …
Hiện tại, các nhà phát triển đã triển khai nhiều bản cập nhật với một tốc độ nhanh chóng để khắc phục các vi phạm bảo mật kể trên.
Trường hợp nào sẽ xảy ra nếu bạn không update phần mềm ?
Đơn giản thôi, mình sẽ lấy ví dụ về phần mềm độc hại WannaCry nổi tiếng là hậu quả trực tiếp của các công ty không chú ý đến việc cập nhật.
Tóm lại, việc quan trọng nhất mà mọi người nên chú ý là thường xuyên cập nhật phần mềm và hệ điều hành đang sử dụng. Hiện, có một vài phần mềm đã tích hợp tính năng tự động cập nhật rồi nhé.
Có thể một vài phần mềm bị lỗi, chúng thường ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính. Nếu máy tính đang chạy chậm, hoặc trình duyệt của bạn mất cả thế kỷ để tải các trang thì bạn có một lý do chính đáng khác để cập nhật những gì bạn có.
5. Truy cập vào Wi-Fi công cộng miễn phí mà không cảnh giác về vấn đề bảo mật
Ở những nơi công cộng, đông người qua lại, thường cho phép khách hàng truy cập internet, Wifi Free, mà ở những nơi như thế này có tính năng bảo mật an toàn mạng yếu kém, vô cùng nguy hiểm.
Bạn sẽ gặp phải một số nguy hiểm từ wifi công cộng, tin tặc sẽ đánh cắp thông tin cá nhân của bạn như: tên truy cập, mật khẩu, ngân hàng điện tử, thư điện tử, tài khoản mạng xã hội, cửa hàng trực tuyến, …
Hãy nhớ rằng, một khi các bạn kết nối với một mạng Wi-Fi miễn phí nào đó, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã cho chủ sở hữu quyền truy cập vào danh tính cá nhân của mình.
Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn bị theo dõi khi kết nối với bất cứ điểm phát Wi-Fi nào.
Tuy nhiên, ở những nơi có tính năng bảo mật an toàn mạng internet cao như Sân bay, quán cà phê, nhà hàng lớn, khách sạn 5 sao, … các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào các điểm phát Wifi ở đó, và truy cập vào mạng nha.
? MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI KẾT NỐI WIFI CÔNG CỘNG :
+ Nên thiết lập các cài đặt bảo mật trên thiết bị trước khi kết nối mạng internet, wifi.
+ Nên thay đổi password trước và sau chuyến đi du lịch.
+ Thường xuyên update phần mềm, ứng dụng.
+ Đảm bảo URL mà bạn truy cập bắt đầu với “https”. Chữ cái “S” này sẽ cho biết dữ liệu đã được mã hóa.
+ Không nên đăng nhập vào bất cứ tài khoản online nào mà lưu giữ thông tin cá nhân. Đặc biệt là các bạn đừng bao giờ kiểm tra tài khoản ngân hàng khi kết nối với Wi-Fi công cộng, v.v.
LỜI KẾT
Vậy là bài viết trên đây Xuân Min đã chỉ ra những sai lầm bạn thường mắc phải khi bảo mật internet và cách khắc phục vấn đề rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để tham khảo hết nội dung của bài viết này. Nếu bạn đọc còn cách khác thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này để chúng mình hoàn thiện hơn.
Hy vọng với những thông tin được tổng hợp lại ở trên sẽ có ích cho bạn đọc trong vấn đề bảo mật internet.
Đọc xong bài này mọi người đừng quên ấn nút LIKE & SHARE để nhiều người khác cùng biết đến.
TẢI PHẦN MỀM NHANH – Chúc các bạn thành công!