Thông thường, trong quá trình mua máy tính, thì việc kiểm tra cấu hình máy là một trong những điều mà người mua cần phải quan tâm. Vậy làm thế nào để có thể xem chi tiết cấu hình máy tính của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người bắt đầu sử dụng và mua máy tính băn khoăn tìm đáp án. Cho nên bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra cấu hình laptop nhờ vào việc sử dụng phần mềm CPU-Z.
Vậy phần mềm CPU-Z là gì? Phần mềm này có ưu và nhược điểm như thế nào? Tất cả những câu hỏi về liên quan đến tiện ích này sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết hơn ở bên dưới đây, xin mời bạn đọc dành thời gian để tham khảo bài viết.
Advertisements
Giới thiệu và Hướng dẫn tải cài đặt phần mềm CPU-Z
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thông tin chính của phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính CPU-Z, đồng thời chỉ dẫn các bạn cách tải cài đặt tiện ích và lấy link tải ở cuối bài viết.
Giới thiệu phần mềm CPU-Z
CPU-Z là phần mềm miễn phí được sử dụng trên các dòng máy chạy hệ điều hành Windows XP, Windows Vista, Windows 7/8/10. Sử dụng công cụ này các bạn có thể xem được các thông tin cơ bản trên hệ thống máy tính như: biết được máy đang chạy ở chế độ overclock hay không, tên nhà sản xuất, tên bộ vi xử lý và số hiệu, mã, quy trình, biết thêm thông tin về loại mainboadrd và chipset, loại bộ nhớ, kích cỡ cùng nhiều thông số SPD khác…
Không không những cung cấp các thông tin về phần cứng máy tính, CPU-Z cho Windows còn đưa ra số liệu đo lường trong thời gian thực về tần số hoạt động và tần số bộ nhớ của từng nhân để bạn hiểu rõ hơn.
CPU-Z 1.86 cho Windows phiên bản mới nhất còn có giao diện chương trình được thiết kế trực quan, các thông tin kỹ thuật được sắp xếp hợp lý để bạn đã bị rối trí khi kiểm tra.
Những thông tin trên máy tính mà CPU-Z kiểm tra được:
+ Đo thời gian thực của tần số nội bộ từng core, tần số bộ nhớ.
+ Loại bộ nhớ, kích thước bộ nhớ, thời gian và thông số kỹ thuật của mô-đun (SPD).
+ Tên và số hiệu của bộ vi xử lý, tên mã, process, đóng gói, các cấp độ cache.
+ Kiểm tra các thông tin liên quan đến Mainboard và chipset…
Ngoài ra, CPUZ còn là một phần mềm miễn phí dựa trên công nghệ dò tìm phần cứng Panopsys. Công cụ hữu ích này cho phép bạn có được một số thông tin về máy tính của bạn, bao gồm: Thẻ CPU, Thẻ Cache, Thẻ Mainboard, Thẻ Memory, Thẻ SPD, Thẻ Graphics, Thẻ Bench, Thẻ About, v.v.
Tóm lại, sử dụng CPU-Z trên Windows, người dùng sẽ dễ dàng tìm hiểu thông tin phần cứng và các thông số quan trọng trên máy tính, thậm chí xác định rõ một số thành phần chưa được biết đến như: xem được xung nhịp, hay tốc độ quạt chip, …
Hướng dẫn tải và cài đặt CPU-Z cho máy tính Windows
Bước 1: Mọi người hãy nhấn vào đây để tải phần mềm CPU-Z về laptop, PC: Tải CPU-Z
Lưu ý: file được cài đặt phần mềm này đã được lưu trên google drive, vì vậy sau khi các bạn đã tải file này về máy tính thì hãy tiến hành cài đặt công cụ này như bình thường, do CPU-Z có dung lượng khoảng 1,4 MB nên quá trình cài đặt phần mềm rất nhanh chóng.
Bước 2: Các bạn hãy khởi động File cài đặt CPU-Z vừa tải ở trên, rồi nhấn chọn nút NEXT
Bước 3: Tại bước này, mọi người hãy tick chọn vào ô “I accept the agreement” để đồng ý với những quy định, điều khoản của nhà phát hành, rồi nhấn chọn tiếp NEXT
Một pop-up nhỏ khác lại hiển thị ra, tại đây là thư mục lưu trữ file CPU-Z tại ổ cứng “C:/”, các bạn hãy nhấn chọn tiếp NEXT như hình này:
Chọn tiếp NEXT
Bước cuối cùng: Sau khi đã cài đặt xong phần mềm, các bạn hãy mở phần mềm CPU-Z lên:
Hướng dẫn sử dụng phần mềm CPU-Z trên laptop, PC
Trong việc lựa chọn và mua một máy tính, cho dù bạn đang mua máy tính mới hay máy tính cũ thì việc quan trọng nhất mà nhiều người dùng luôn luôn hướng đến đó chính là kiểm tra cấu hình máy tính.
Hầu hết, trên thị trường cấu hình máy tính đều được các hãng hàng hoặc đại lý bán công khai cho người dùng dễ dàng theo dõi, tuy nhiên không phải đại lý bán lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác hoặc cũng không được đầy đủ những cái bạn muốn biết.
Với các dòng máy tính chạy hệ điều hành Windows, bạn có thể dùng dùng rất nhiều cách như: Dùng lệnh dxdiag trên cmd, xem qua Properties của PC hoặc dùng phần mềm hỗ trợ cũng được.
So với những cách kiểm tra sẵn có trên máy tính như dùng câu lệnh hoặc Properties thì qua phần mềm có những ưu điểm hơn. Với CPU-Z là phần mềm chuyên dụng để kiểm tra chi tiết cấu hình của laptop một cách đầy đủ nhất và chi tiết nhất.
Bài viết này mình sẽ thực hiện trên máy tính của mình, máy tính của các bạn cũng có thể thực hiện tương tự như bài viết này nha!
1. THẺ CPU
Sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin chi tiết nhất về CPU:
+ Name: Tên của chip xử lý, ví dụ: Core 2 Duo E6700, Core i3 320M…
+ Code name: Tên của kiến trúc CPU hay còn gọi là thế hệ của CPU, ví dụ: Wolfdale, Sandy Bridge, Ivy Bridge,…
+ Packpage: Loại chân cắm CPU hay socket, đây là thông số rất quan trọng khi bạn muốn nâng cấp CPU của mình.
+ Specification: Tên đầy đủ của CPU trên máy của bạn.
+ Core Speed: Đây là xung nhịp của CPU, hay thường được gọi là tốc độ của CPU.
+ Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm, thông số này càng cao thì CPU càng ít bị tình trạng nghẽn dữ liệu khi xử lý.
+ Cores và Threads: đây là số nhân và số luồng của CPU. Số này thường là số chẵn và còn được biết đến với cách gọi: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân.
2. THẺ CACHE
Người dùng có thể kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống bao gồm: Cấp độ, dung lượng, hay thuộc tính,…
L1D-Cache, L1 I-Cache, L2 Cache, L3 Cache: băng thông L1, L2, L3 của CPU, trong đó bộ nhớ Cache L2, L3 càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.
Phần này dường như không có nhiều thông tin để xem, gần như đã hiển thị hết ở Thẻ CPU, nên mình sẽ không đi sâu Thẻ Caches này.
3. THẺ MEMORY
Với thẻ này, chúng ta có thể xem thông tin về bộ nhớ RAM. Một số thông số các bạn có thể xem:
+ Type: Loại RAM hay đời RAM máy đang sử dụng, ví dụ: DDR, DDR2, DDR3, v.v.
+ Size: Tổng dung lượng RAM đang sử dụng trên máy tính của bạn.
+ Channel: Số lượng RAM cắm trên máy có thể là Single (một RAM) hoặc Dual (2 RAM) hoặc Triple (3 RAM).
+ DRAM Frequency: Là tốc độ chuẩn của RAM, các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 thì lấy thông số DRAM Frequency nhân 2, kết quả ra tốc độ Bus của RAM.
4. THẺ SPD
Cung cấp các thông tin về số lượng khe cắm RAM & Thông số của RAM.
+ Thông số Slot #: Đây là phần hiển thị số lượng khe cắm RAM, số slot càng nhiều thì bạn càng có nhiều khe cắm. Thông thường là 2 hoặc 4 khe cắm, tương ứng với Slot #1 -> Slot #4. Mỗi khi sổ xuống chọn 1 slot, phần thông tin sẽ thay đổi tương ứng với thanh RAM đang cắm ở khe đó.
+ Thông số Module Size: Dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB).
+ Thông số Max Bandwidth: Tốc độ băng thông tối đa, đây thực tế là thông số về bus RAM. Bạn chỉ cần đem nhân phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn cho 2, sẽ ra Bus của RAM hiện tại.
+ Thông số Manufacturer: Tên hãng sản xuất RAM.
5. THẺ MAINBOARD
Cung cấp các thông tin về Mainboard của máy tính. Các thông tin bạn cần quan tâm là:
+ Mục Manufacturer: Là tên nhà sản xuất ra mainboard, ví dụ: Gigabyte, Asus, Foxconn, HP, …
+ Mục Model: là tên loại mainboard, ví dụ: G41MDV, 82F2, v.v, thông tin này khá quan trọng trong quá trình tìm kiếm driver mà không phải mở máy để xem trực tiếp.
+ Chipset: Thông tin về chipset trên main, ví dụ: 945, G31, H61 …
+ BIOS: Hiển thị các thông tin về hãng sản xuất, phiên bản và ngày ra phiên bản hiện tại đang dùng của BIOS.
+ Graphic Interface: Là thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard, phổ biến nhất hiện nay chỉ có 2 chuẩn là AGP và PCI-Express.
6. THẺ GRAPHICS
Cho phép bạn xem thông tin về card đồ họa của máy tính. Một số mục bạn cần biết:
+ Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi.
+ Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa.
+ Size: Dung lượng của card đồ họa (đơn vị MB).
+ Type: Kiểu xử lý, thông số này càng cao thì card màn hình của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn
7. THẺ ABOUT
Hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm, đôi khi bạn nên tải về bản mới nhất để có thể kiểm tra chính xác hơn. Ngoài ra ở phần Tools sẽ cho phép bạn xuất toàn bộ cấu hình ra file text (TXT) hoặc file dạng webpage (HTML).
LỜI KẾT
Vậy là bài viết trên đây mình đã chia sẻ tới các bạn đọc những thông tin cần thiết để test cấu hình máy tính, laptop bằng cách sử dụng phần mềm CPU-Z rồi nha. Mình hy vọng với vài viết trên các bạn sẽ biết cách kiểm tra các phần cứng trong máy có đúng như thông tin dán bên ngoài không, hoặc áp dụng cách kiểm tra này khi cần mua các thiết bị phù hợp với phần cứng đã có để nâng cấp máy.
Taiphanmemnhanh.com – Chúc các bạn thành công!