6 Cách FIx lỗi “Write Protection” trên USB



Sử dụng USB trong một thời gian dài, trong quá trình lưu trữ dữ liệu, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp phải một vài lỗi không mong muốn xảy ra, đặc biệt là lỗi “The disk is write protected. Remove the write protection or use another disk” hoặc thông báo tương tự không cho phép xem, sửa hay xóa các dữ liệu trong USB của mình.

Vậy, theo các bạn, khi gặp phải lỗi kể trên, chúng ta nên làm gì? Nên mua chiếc USB mới hay là nên khắc phục lỗi ? Đừng lo, bài viết bên dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi “Write Protection” trên USB, để giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền khỏi phải mua chiếc usb mới khác. Xin mời các bạn dành thời gian để theo dõi bài viết của mình bên dưới đây.

Giới thiệu và Hướng dẫn sửa lỗi “Write Protection” trên USB

Chú ý: Bài viết này được thực hiện bởi Xuân Min, thành viên của website TaiPhanMemNhanh.Com – Tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tới bạn đọc những bước đơn giản và dễ dàng nhất để khắc phục lỗi USB bị ‘write protection’.

6 Cách đơn giản để khắc phục lỗi ‘Write Protection’ trên USB

Theo khảo sát từ một số người dùng USB, đa số khi thiết bị này thông báo lỗi “The disk is write protected. Remove the write protection or use another disk” là người dùng sẽ nghĩ rằng chiếc usb của họ bị lỗi vật lý và nó không thể sử dụng được nữa. Từ đó họ sẽ vứt/loại bỏ chiếc usb cũ và chi một khoản tiền khác để mua chiếc USB mới.

Điều này hoàn toàn sai. Lỗi này hiển thị ra chỉ là một thông báo lỗi của USB nhằm tránh việc dữ liệu bị thay đổi không mong muốn. Tất nhiên, các bạn có thể sửa lỗi đó qua 6 cách hướng dẫn sau đây:

1. CÁCH 1: KIỂM TRA VIRUS CHO USB

Người dùng hãy tải cài đặt cho mình một tiện ích Antivirus đáng tin cậy, điển hình là các ứng dụng quen thuộc được sử dụng nhiều nhất như: Microsoft Security Essentials, Avast, Avira, Kaspersky, Norton, AVG,

Với những trình virus thông dụng kể trên, antivirus sẽ bảo vệ chiếc PC, laptop của bạn và các thiết bị ngoại vi tránh khỏi các phần mềm độc hại, nhiễm virus. Điển hình nhất không thể không kể đến các chương trình autorun trên USB là nguồn gốc lây nhiễm virus từ máy tính vào USB và ngược lại.

Khi chúng ta sử dụng USB để làm việc trên máy tính, laptop. Mỗi khi bạn cắm chiếc USB vào máy thì các chương trình antivirus sẽ tự động quét tất cả các file dữ liệu trên usb để phòng ngừa việc lây nhiễm virus. Đặc biệt hơn, trường hợp dễ lây nhiễm virus nhất chính là khi người dùng không có điều kiện, không có laptop cá nhân và phải sử dụng máy tính công cộng thì việc USB bị nhiễm virus trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thường thì virus sẽ tạo các file tệp tin vô nghĩa nhằm gây tò mò đối với người dùng, từ đó chỉ với một cú click vào link liên kết không rõ nguồn gốc là máy tính, laptop lẫn chiếc ổ đĩa USB của bạn sẽ bị lỗi WRITE PROTECTED.

Hiện nay, các antivirus thường được tích hợp vào menu phải chuột nên công việc quét virus trên thiết bị đã trở nên dễ dàng hơn rồi.

2. CÁCH 2: KIỂM TRA XEM USB CÓ BẬT NÚT LOCK (KHÓA) KHÔNG.

Thông thường thì trên thân của một số usb chuyên nghiệp được nhà sản xuất trang bị thêm nút khóa chuyển đổi qua lại giữa LOCK / UNLOCK, điều này nhằm bảo vệ cơ chế thiết bị tránh khỏi mã độc ghi trên ổ USB. Trong trường hợp chiếc usb của bạn đang ở trong chế độ Khóa Lock thì tất cả mọi thao tác ghi, xóa, chuyển đổi tệp, file qua lại giữa hai thiết bị Laptop, PC & USB sẽ không thực hiện được và buộc người dùng phải bật nút gạt sang chế độ Mở Khóa Unlock thì mới có thể thực hiện được thao tác theo ý muốn.

3. CÁCH 3: KIỂM TRA ĐỂ CHẮC LÀ USB CÓ ĐẦY DỮ LIỆU KHÔNG.

Ngày nay dung lượng USB ngày càng lớn mà giá thành cũng ngày một giảm nên việc sắm cho mình một USB 8GB, 16GB hay dung lượng lưu trữ cao hơn nữa thì việc này không phải vấn đề to tát nên người sử dụng quên luôn việc kiểm tra dung lượng USB thường xuyên, dẫn đến việc không gian có trên ổ đĩa USB đã đầy từ lúc nào mà người dùng không biết luôn.

Vì vậy mình khuyến cáo các bạn đọc nên kiểm tra thường xuyên xem dung lượng USB đã được sử dụng bao nhiêu MB/GB rồi, và nó sắp đầy hay chưa. Để từ đó bạn có thể đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho chiếc usb của mình.

4. CÁCH 4: KIỂM TRA XEM DỮ LIỆU ĐANG Ở CHẾ ĐỘ NÀO.

Hãy chắc chắn rằng các file tài liệu mà bạn đang muốn xóa, ghi lại có phải không được kích hoạt chế độ Read-only hay không ? Trong trường hợp chế độ này đang được bật với một hay nhiều tập tin thì các bạn không tài nào ghi hay xóa chúng được đâu nha.

Cách thực hiện bỏ chế độ này rất đơn giản, các bạn chỉ việc nhấn phải chuột vào một hay nhiều tập tin cần loại bỏ chế độ này, rồi nhấn chọn Properties, tại Attributes bỏ tick chọn tại mục Read-only, bấm OK để lưu lại thiết lập. Các bạn có thể tham khảo hình minh họa sau đây:

5. CÁCH 5: CAN THIỆP REGISTRY.

Tại bước này chúng ta sẽ vô hiệu hóa chức năng bảo vệ các thiết bị ngoại vi antivirus được lưu trên thiết bị cuả bạn, các thực hiện vô hiệu hóa Antivirus như sau: Click chuột vào nút Start -> Gõ regedit.exe vào khung hình tìm kiếm -> Rồi nhấn chọn nút ENTER.

Cửa sổ Register Editor được mở ra, người dùng hãy duyệt tìm đến nhánh HKEY_LOCAL_MACHINE SYSTEM CurrentControlSet Control StorageDevicePolicies, và tìm đến khóa tên là WriteProtect.

Tại đây, bạn hãy chọn phải chuột vào khóa này, rồi chọn Modify. Bây giờ, bạn sẽ thấy giá trị mặc định tại Value data là 0, có nghĩa là thiết bị của bạn đang được bảo vệ. Vì vậy chúng ta hãy chuyển giá trị này thành 1, sau đó nhấn nút OK để lưu lại thiết lập này.

Đóng Registry Edtitor, rút USB ra khỏi máy và cắm lại và xem kết quả USB của bạn còn báo lỗi như trên nữa không nhé.

Trong trường hợp người dùng đã thử qua các bước trên mà vẫn không khắc phục được bảng báo lỗi, thì bước cuối cùng là phải format lại USB.

Cách này mình đã hướng dẫn bạn ở bài viết lần trước rồi đó. Các bạn hãy nhấn vào đây để tham khảo: USB BỊ LỖI WRITE PROTECTED – CÁCH FORMAT LẠI USB ĐỂ TIẾP TỤC SỬ DỤNG.

6. CÁCH 6: Bạn hãy chắc chắn rằng là mình đã backup tất cả tài liệu trên USB vào một USB khác hay chép chúng vào máy tính trước khi format nha.

LỜi KẾT

Vậy là bài viết trên đây mình đã hướng dẫn các bạn các cách sửa lỗi “write protection” trên USB rồi nhá. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này, chỉ với 6 cách đơn giản và dễ dàng thực hiện, mình hy vọng bạn sẽ khắc phục được lỗi Write Protect của USB, một lỗi khá đơn giản nhưng sẽ làm bạn mất nhiều thời gian nếu không biết cách khắc phục.

Tương tự, bạn đọc có thể tham khảo bài viết : USB bị lỗi Write Protected – Cách Format lại USB để tiếp tục sử dụng

Chúc các bạn thành công!